CÁCH LẠY TRONG ĐÁM TANG ĐÚNG CHUẨN NGƯỜI VIỆT
Khi đi viếng đám tang thì lạy hoặc lạy và vái là nghi thức bắt buộc phải có trước linh cữu người đã khuất. Hành động vái lạy thể hiện sự thương tiếc, lòng kính cẩn của người còn sống dành cho người vừa mất và dường như còn có ý nghĩa hy vọng người ra đi được siêu thoát ở thế giới bên kia.
Vậy vái lạy khi đi viếng đám tang như thế nào thì đúng phong tục truyền thống, đúng chuẩn người Việt, mời các bạn cùng tìm hiểu.
Lạy là gì?
Lạy là đứng nghiêm trang, chắp hai tay vào nhau rồi đưa cao quá trán, sau đó hạ hai tay đang chắp xuống từ từ trước mặt, đến ngang ngực. Lưu ý là đầu cũng cúi gập xuống theo tay khi lạy.
Trong vài trường hợp, để bày tỏ lòng tôn kính đặc biệt, người lạy có thể quỳ xuống, chống hai tay xuống đất, hai tay chạm đất, lòng bàn tay mở ra hướng lên trên, đầu đồng thời cuối xuống theo đến khi trán chạm đất.
Đó là toàn bộ quá trình lạy.
Vái là gì?
Cũng là hành động thể hiện sự tôn trọng – nhưng chỉ ở mức độ vừa phải trước bàn thờ người đã khuất.
Vái thì tư thế cũng tương tự như khi lạy nhưng động tác đưa nhanh hơn, hai tay chắp lại chỉ đưa đến trước ngực, đầu cúi xuống khi vái.
Vái thường ở tư thế đứng, đôi khi có thể quỳ.
Cách lạy và vái trong đám tang đúng chuẩn người Việt
Cách lạy trong đám tang
Theo phong tục truyền thống của người Việt thì có 3 cách lạy:
Người Việt cho rằng người quá cố dù đã liệm trong quan tài, chưa an táng thì vẫn được xem như người còn sống. Do vậy, lạy đúng chuẩn là chỉ lạy 2 lạy, nếu vái thì vái 2 cái. Hình thức này được xem là lễ vong.
Riêng tại Việt Nam, phụ nữ khi lạy đám tang trong một vài trường hợp để bày tổ sự tôn kính người mất cách đặc biệt thì sẽ không quỳ lạy mà ngồi lạy thay vì đứng lạy. Lạy ngồi để người phụ nữ tế nhị để che đi khiếm khuyết phàm tục có thể gây mất sự trang nghiêm trong lúc lạy người đã khuất. Tuy nhiên, ngày nay hành động này không còn thường thấy như trước kia.
Cách lạy của phụ nữ trong đám tang
Ngồi xuống đất, hai chân vắt chéo, bàn chân trái đặt bên trên, bàn chân trái đặt bên dưới đùi chân trái. Sau đó, chắp tay trước mặt rồi từ từ đưa lên trán và dần cúi đầu xuống. Để đầu gần chạm đất thì xòe bàn tay để lên đầu. Để nguyên tư thế đó trong 1 - 2 giây rồi lạy vài lần theo đúng nghi thức rồi đứng lên, lùi về sau và kết thúc quá trình lạy.
Cách vái trong đám tang
Còn vái (hay bái) thì chỉ thực hiện sau khi lạy và chỉ 2 vái mà thôi, cho dù có thực hiện 2, 3, hay 4 lạy cũng như nhau.
Trên đây là những thông tin mà MKnow đã tổng hợp để chia sẻ với bạn về việc vái lạy trong đám tang như thế nào cho đúng truyền thống người Việt. Hy vọng đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin bổ ích liên quan đến việc vái lạy khi đi viếng tang. Từ đó truyền thống tốt đẹp của cha ông ta sẽ được tiếp tục phát huy và truyền dạy lại cho thế hệ mai sau.