Quan điểm của đạo thờ ông bà về sự chết và điều gì xảy ra sau khi chết
Theo truyền thống, người Việt Nam cho rằng, con người có hồn và xác, xác thì có chết nhưng hồn thì tồn tại mãi ở thế giới khác.
Đạo thờ ông bà quan niệm rằng“dương sao âm vậy”, con người sau khi chết còn có một cuộc sống nơi suối vàng giống như cuộc sống nơi trần thế với những nhu cầu tất yếu như ăn, mặc, chi tiêu và cả tích lũy phòng khi bất trắc.
Vì sao cần phải làm đám giỗ, cúng tế ông bà tổ tiên
Tổ tiên ở đó khác người sống ở chỗ: tổ tiên không thể làm ra những thứ mà mình sử dụng, mà phải nhờ con cháu gửi xuống. Do vậy, những người thân cần cúng giỗ để tổ tiên không bị thiếu thốn nơi âm gian, nơi chín suối.
Trái cây cúng giỗ thờ ông bà
Vì sao tục đốt vàng mã là không thể thiếu trong đám giỗ truyền thống đạo thờ ông bà
Những tiền, sản phẩm gửi cho tổ tiên theo cách thông thường nhất là đốt vàng mã và cúng tế. Tục này có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện trong đám tang của người xưa. Do vậy, cúng giỗ là một hình thức báo hiếu tổ tiên.
Con cháu sẽ gửi xuống những của cải vật chất cho ông bà qua những dịp giỗ, lễ tết, khi gia đình có công việc gì đó, hay khi con cháu cần cầu xin một điều gì.
Người Việt Nam thờ ông bà chuẩn bị đám giỗ - mâm giỗ, đồ lễ cúng rất chu đáo, tươm tất
Người theo đạo thờ ông bà còn tin rằng tổ tiên còn hưởng dùng những của cúng nên coi trọng việc chuẩn bị giỗ và đồ lễ cúng.
Khi mời ông bà về với con cháu, nếu không có điều kiện kinh tế sửa soạn “mâm cao cỗ đầy” thì ít ra họ cũng phải có bát cơm, quả trứng, bộ quần áo bằng mã để hoá cho ông bà khỏi đói rét.
Nếu không làm được như vậy thì con cháu sẽ không an lòng, thậm chí sẽ mang tội bất kính, bất hiếu với tổ tiên và có thể bị tổ tiên giận dỗi hay trừng phạt.