Thờ cúng ông bà tổ tiên là phong tục tốt đẹp của các nước Á Đông, trong đó có Việt Nam. Khi đạo Phật, Công giáo… được du nhập vào thì có sự giao thoa, tiếp biến có chọn lọc với các tín ngưỡng bản địa, và phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên vẫn được trân trọng, duy trì trong đời sống tâm linh của người Việt dù là tôn giáo nào.
Gợi ý quà đi giỗ
Tại Việt Nam hiện nay có 3 tôn giáo chính là đạo thờ ông bà, đạo Phật và đạo Công giáo. Để phân biệt được đám giõ của 3 tôn giáo này khác nhau thế nào, mời bạn cùng tìm hiểu những điểm mấu chốt về tục thờ cúng ông bà tổ tiên sau đây nhé:
Quan điểm về sự chết và điều gì xảy ra sau khi chết
Đạo thờ ông bà
Quan niệm rằng con người có hồn và xác, xác thì có chết nhưng hồn thì tồn tại mãi ở thế giới khác. Người chết ở suối vàng có cuộc giống với những nhu cầu về ăn, mặc, chi tiêu, tích lũy… giống như trần thế, chỉ có khác ở chỗ tổ tiên đã chết không thể làm ra những thứ mà mình sử dụng, mà phải nhờ con cháu gửi xuống.
Đạo Phật
Quan niệm chết không phải là kết thúc mà là sự khởi đầu cho một kiếp sống mới trong vòng quay luân hồi.
Khi vô minh và ái dục bị cắt đứt hoàn toàn thì vòng luân hồi mới chấm dứt và sinh mạng đó đạt thành đạo quả của chư Phật – tức vào cõi cực lạc hay cõi niết bàn.
Quà đi giỗ chuẩn bị gì
Đạo Công giáo
Có quan niệm rất riêng về sự tồn tại của linh hồn và thể xác, về nơi mà hồn sẽ “cư ngụ” sau khi chết - đó là Thiên Đàng, địa ngục hay nơi luyện ngục.
Mục đích làm đám giỗ, thờ cúng ông bà tổ tiên
Đám giỗ đạo thờ ông bà
Người theo đạo thờ ông bà còn tin rằng tổ tiên còn hưởng dùng những của cúng nên coi trọng việc chuẩn bị đám giỗ và đồ lễ cúng.
Tiền, sản phẩm gửi cho tổ tiên dung dưới suối vàng theo cách thông thường nhất là đốt vàng mã và cúng tế. Tục này có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện trong đám tang của người xưa. Do vậy, cúng giỗ là một hình thức báo hiếu tổ tiên.
Con cháu sẽ gửi xuống những của cải vật chất cho ông bà qua những dịp đám giỗ, lễ tết, khi gia đình có công việc gì đó, hay khi con cháu cần cầu xin một điều gì.
Đám giỗ đạo Phật
Làm đám giỗ, kính thờ tổ tiên để bày tỏ lòng hiếu thảo, thể hiện tâm nhớ ơn và hoài nguyện đền đáp ơn sâu nghĩa nặng của ông bà tổ tiên với con cháu. Sau nữa là nhắc nhở con cháu nên tiếp nối mỹ tục biết cảm ơn các bậc sinh thành.
Đám giỗ đạo Công giáo
Người sống làm đám giỗ, thờ kính ông bà, tổ tiên đã khuất mục đích để bày tỏ lòng biết ơn, hiếu kính của mình với họ vì những gì họ đã làm cho con cháu khi còn sống, lập công phúc cho tổ tiên nếu còn phải đền tội nơi luyện ngục, và để tổ tiên cùng Chúa ban phúc cho con cháu còn đang sống.
Điểm khác biệt cơ bản của đám giỗ đạo thờ ông bà, đạo Phật và đạo Công giáo
Đạo thờ ông bà
Coi trọng chuẩn bị mâm cúng đám giỗ thịnh soạn nhất có thể để ông bà về hưởng dùng và đốt vàng mã gửi xuống cho ông bà.
Nếu không làm tươm tất đãm dỗ cho tổ tiên thì con cháu sẽ mang tội bất hiếu và sợ ông bà giận dỗi hay trừng phạt.
Đạo Phật
Ngày giỗ đề cao làm lành làm thiện, tổ chức niệm Phật tụng kinh, phóng sinh lợi vật để cầu cho vong linh được tiêu nghiệp, tăng phước.
Đặc biệt khuyến khích làm đám giỗ chay và tránh sát sanh để hồi hướng công đức và để ông bà khỏi mang tội.
Người Phật tử không thiết lễ cầu siêu dâng sớ và đốt vàng vào ngày giỗ mã theo văn hoá Trung Hoa.
Đạo Công giáo
Vào ngày giỗ, người ta xin lễ, đọc kinh, thăm mộ.
Những dịp giỗ trọng (như 49 ngày, 100 ngày, giỗ đầu...) tất cả con cháu xa gần đều phải về “ăn giỗ” để tưởng nhớ người đã qua đời và để thể hiện sự hiếu kính của mình với tổ tiên.
Người Công giáo ít quan tâm đến việc sửa soạn đồ cúng, tuyệt đối không đốt vàng mã.